Giải thích về tiêu chuẩn EN ISO 20345 trên ủng và giày bảo hộ

Tiêu chuẩn EN ISO 20345 phân loại giày / ủng bảo hộ vào các nhóm dựa trên các tính năng bảo vệ mà sản phẩm cung cấp.

Nếu bạn thường tự mua giày bảo hộ nhập khẩu thì chắc hẳn sẽ thấy nhiều website đăng thông tin “giày bảo hộ X đạt tiêu chuẩn EN ISO 20345”. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn EN ISO 20345 nói về cái gì?

tiêu chuẩn EN ISO 20345
tiêu chuẩn EN ISO 20345

Tiêu chuẩn EN ISO 20345 phân loại giày / ủng bảo hộ vào các nhóm dựa trên các tính năng bảo vệ mà sản phẩm cung cấp.

Ví dụ, giày bảo hộ S3 yêu cầu phải có các tính năng bảo vệ như sau:

  • Mũi chống dập ngón
  • Lót chống đinh
  • Đế chống trượt
  • Gót giày bao phủ phần gót chân
  • Đế chống dầu
  • Chống tĩnh điện
  • Gót hấp thụ xóc
  • Thân giày chống thấm nước

 

Sau đây là danh sách các phân loại cho ủng / giày bảo hộ bằng da:

  • SB: mũi chống dập ngón + đế chống trượt (SRA + SRB hoặc SRC)
  • SB-P: các tính năng của nhóm SB + lót chống đâm xuyên
  • S1: các tính năng của nhóm SB + chống tĩnh điện + đế chống dầu + gót hấp thụ xóc
  • S1P: các tính năng của nhóm S1 + lót chống đâm xuyên
  • S2: các tính năng của nhóm S1 + thân giày chống thấm nước
  • S3: các tính năng của nhóm S2 + lót chống đâm xuyên

=> Xem ngay những mẫu giày đạt tiêu chuẩn EN ISO 20345 được sử dụng phổ biến trong suốt thời gian qua như:

 

Giày bảo hộ Kings KR7000-R

KR7000-R

– Thương hiệu : Kings by Honeywell, – Chứng nhận: EN ISO 20345:2011 EN ISO 20347:2012, Nước sản xuất : Indonesia, Bảo hành 6 tháng

Xem chi tiết

Ủng bảo hộ king’s KWD205C-C

KWD205C-C

Ủng bảo hộ King’s KWD205C-C đạt chứng nhận: EN ISO 20345:2011 EN ISO 20347:2012 có dây đai hai bên hông giày giúp dễ dàng đi và xỏ dây ngay cả khi đeo găng tay.

Xem chi tiết

Giày bảo hộ thấp cổ Bestrun S3

BESTRUNS3-42

Giày bảo hộ thấp cổ Bestrun S3 được sản xuất theo tiêu chuẩn của Châu Âu – EN 20345 S3 SRC, Mũi giày lót thép chống dập ngón, Vỏ ngoài làm bằng da cao cấp

Xem chi tiết

Ủng bảo hộ bằng cao su (đã lưu hóa) hoặc vật liệu polymer (ví dụ PVC) được phân vào hai nhóm:

  • S4: chống tĩnh điện + đế chống dầu + gót hấp thụ xóc + mũi chống dập ngón + chống thấm nước 100%
  • S5: các tính năng của nhóm S4 + lót chống đâm xuyên

Ủng bảo hộ S4 và S5 yêu cầu khả năng chống thấm nước 100%.

Giày bảo hộ S2 và S3 bằng da thật yêu cầu lượng nước thấm qua thân giày phải dưới 0.2g sau bài test 60 phút.

Bên dưới là bảng tổng hợp:

PHÂN LOẠI SB SB-P S1 S1P S2 S3 S4 S5
Chống trượt x x x x x x x x
Chống dập ngón x x x x x x x x
Chống đâm xuyên   x   x   x   x
Gót giày kín Tùy chọn   x x x x x x
Đế chống dầu     x x x x x x
Chống tĩnh điện     x x x x x x
Gót giảm xóc     x x x x x x
Thân giày chống thấm nước         x x x x
Đế giày có gai           x   x

Tiêu chuẩn EN ISO 20345 đã được cập nhật qua nhiều phiên bản: EN ISO 20345:2004, EN ISO 20345:2007 và mới nhất là EN ISO 20345:2011.

Yêu cầu về khả năng chống trượt

Tiêu chuẩn EN ISO 20345 yêu cầu các giày / ủng bảo hộ cần được test khả năng chống trượt trên 2 bề mặt:

  • Bề mặt gạch men với dung dịch sodium lauryl sulphate.
  • Bề mặt thép với dung dịch glycerol.

Các sản phẩm đáp ứng yêu cầu bài test 1 sẽ được chứng nhận SRA; đáp ứng yêu cầu bài test 2 sẽ được chứng nhận SRB; đáp ứng cả hai bài test được chứng nhận SRC.

Các tính năng bảo vệ bổ sung

Ngoài những tính năng cơ bản theo mỗi nhóm thì EN ISO 20345 còn định nghĩa nhiều tính năng bảo hộ khác thuộc dạng bổ sung (không bắt buộc). Ví dụ khi làm việc trong kho lạnh thì bạn sẽ cần giày / ủng bảo hộ có khả năng chịu nhiệt độ thấp như ủng chống lạnh Safety Jogger Nordic.

Bên dưới là danh sách các ký hiệu:

  • CR: thân giày chuyên chống cắt (Cut Resistant)
  • HI:  chịu được nhiệt độ cao (Heat Insulation)
  • CI: chịu được nhiệt độ thấp (Cold Insulation)
  • HRO: đế giày chịu nhiệt (Heat Resistant Outsole)
  • M: bảo vệ phần mu bàn chân (Metatarsal)
  • AN: bảo vệ phần mắt cá chân (Ankle)

Làm thế nào để biết giày/ủng bảo hộ thuộc cấp độ bảo vệ nào?

Trên tất cả giày / ủng bảo hộ được chứng nhận EN ISO 20345 đều có thể hiện thông tin nhóm cấp độ bảo vệ của sản phẩm. Thông tin này thường được thể hiện ở mặt trong của lưỡi giày hoặc ủng.

  • Bên dưới là tem của giày bảo hộ Safety Jogger Xplore. Chúng ta để ý dãy ký tự trong khung đỏ: “S3 HRO SRC”.
  • Dãy ký tự này có nghĩa rằng sản phẩm thuộc nhóm S3, với khả năng chống trượt cấp SRC và đế giày chịu nhiệt (HRO).
  • Ký hiệu cấp độ bảo vệ theo tiêu chuẩn EN ISO 20345 trên giày bảo hộ Safety Jogger Xplore
  • Phía dưới lưỡi giày có tem thể hiện nhiều thông tin về sản phẩm.

Mua giày bảo hộ nhập khẩu nên nắm khái niệm cơ bản của EN ISO 20345

Việc nắm được ý nghĩa của tiêu chuẩn EN ISO 20345 giúp người mua hiểu được các tính năng mà sản phẩm cung cấp và qua đó có thể tự chọn được sản phẩm phù hợp nhu cầu.

Bên cạnh tiêu chuẩn EN ISO 20345 cho giày bảo hộ thì còn có tiêu chuẩn EN ISO 20347 dành cho giày / dép y tế. Giày dép theo EN ISO 20347 thường được dùng trong bệnh viện, khách sạn, nhà hàng…

Nếu bạn có thắc mắc hoặc ý kiến nào, xin đừng ngại chia sẻ bằng việc comment bên dưới. Còn nếu bạn vẫn đnag phân vân chưa biết mua giày bảo hộ chính hãng ở đâu thì hãy HÃY ĐẾN

GIAYANTOAN.NET By ECO3D SAFETY HOẶC liên hệ ngay đến HOTLINE: 032 508 8861.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MỤC LỤC